Chắc hẳn các bạn còn đang lạ lẫm và đặt ra câu hỏi Grid system là gì? Vậy thì tôi xin mô tả sơ lược qua để các bạn có cái nhìn chung về nó như sau. Grid System là một hệ thống lưới và là một thuật ngữ được dùng trong thiết kế và nó được cấu hình thành 12 cột. Kích thước trong Grid System tính bằng cột, mỗi cột này sẽ chiếm một % nhất định kích thước của layout. Thay vì chỉ định rõ ràng kích thước là 200px, 300px, … Thì giờ chúng ta sẽ dùng đơn vị là cột. Mà % là bao nhiêu thì bootstrap đã tính sẵn cho các bạn rồi.
Đây là phần giao diện website được stylesheet bằng grid system. Ở hình này chúng ta dễ dàng nhận ra là giao diện có 3 hàng, hàng thứ nhất có 12 cột chính là lớp
col-md-12
, hàng thứ hai gồm 3 thành phần như sau:- Phần left có 3 cột chính là lớp
col-md-3
- Phần content có 6 cột
col-md-6
- Phần right giống phần left cũng có 3 cột
col-md-3
- Phần footer gồm 2 thành phần và mỗi thành phần được chia thành 6 cột
col-md-6
.
Đoạn code dưới đây mô tả các vị trí trong một website thông thường.
Bây giờ ta đi sâu vào chi tiết các tính năng nhé.
1. Định nghĩa các lớp tính năng grid system bootstrap 3
Có tổng cộng bao nhiêu tính năng mà grid system trong bootstrap hỗ trợ cho chúng ta đây ?
Ký tự
$
trong bảng trên đại diện cho số cột chứa phần tử đó, là một số từ 1 đến 12. Để hiểu rõ các class thuộc tính này thì tôi sẽ có một ví dụ nho nhỏ cho từng class như sau. Nhưng để làm việc tốt với bootstrap thì các bạn cần lưu ý những điều sau đây.- Các bạn cần phải nạp các file của bootstrap vào file html hoặc có thể sử dụng bộ liên kết có sẵn.
- Khi các bạn vào trang chủ của bootstrap thì sẽ thấy ngay mọi thành phần html đều nằm trong class
.row
và nó được bao bọc bên trong bởi class.container
lưu ý rằng đây là 2 class bắt buộc phải có nếu như bạn làm việc với bootstrap.
Col-Xs (Extra Small): Đây là class được dùng để định nghĩa và sử dụng cho các dòng smartphone có kích thước nhỏ hơn 768px:
Các bạn copy code về và bật trình duyệt lên chạy thử và thử co giãn trình duyệt xem các box nó có co giãn theo không? Câu trả lời là không nhé vì nó đang được định nghĩa bởi class
col-xs
tức là nhỏ nhất thì còn gì để mà co giãn được nửa chứ. Nếu muốn các box co giãn thì cần thêm vào các class như là col-md
để nó hỗ trợ thêm kích thước cho class col-xs
.
Col-sm (Small Device): Đây là class được dùng để định nghĩa cho các loại thiết bị (Tablet) có kích thước lớn hơn 768px:
Col-md (Medium Device): Đây là class được dùng để định nghĩa các loại màn hình desktop có kích thước lớn hơn 922px, và đây cũng chính là class được khai báo nhiều nhất quá trình xây dựng giao diện website:
Col-lg (Large Device): Đây là class được dùng để định nghĩa cho các loại màn hình desktop có kích thước lớn hơn 1200px tức là kích thước màn hình lớn cỡ nào nó cũng hỗ trợ được hết:
Trong grid system thì class
col-lg
luôn được thể hiện đầu tiên các bạn có thể thử bằng cách copy đoạn code sau , rồi sau đo kẻo nhỏ trình duyệt lại thì thành phần html được định nghĩa nằm trong class col-lg
sẽ tự động co giãn.
Ngoài ra grid system trong bootstrap còn có một số tính năng như là canh lề trái, phải (offset) , gộp các cột lại với nhau. Các vấn đề này tôi sẽ chia sẽ ở các bài Fixed Layout (Cố định), Fuild Layout(Full Width). Trong bài này tôi chỉ liệt kê một số tính năng mà grid system cung cấp cho chúng ta.
2. Lời kết
Thông qua bài viết này tôi hy vọng các bạn cảm thấy thích bootstrap hơn và bắt đầu đưa nó vào mục tiêu học tập của các bạn. Ở loạt bài tiếp theo thì tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng và khai báo các thành phần hỗ trợ xây dựng giao diện website như là table, form, tabs.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét